Ngôi nhà của bà nằm ở quận Prestino, thành phố Como, vùng Lombardy, tây bắc nước Ý.
Bà Marinella Beretta, 70 tuổi được cho là không còn người thân còn sống. Được biết bà đã bán căn nhà này nhưng vẫn còn tiếp tục sống ở đó theo một thoả thuận chuyển nhượng.
Người chủ mới – một người đàn ông Thuỵ Sĩ giấu tên – đã báo cho các nhà chức trách sau khi người hàng xóm nói với anh rằng cây cối trong vườn nhà đang ở trong tình trạng rất tệ.
Cảnh sát đã đến khu nhà để điều tra và phát hiện bên trong có thi thể của bà Marinella.
Nguyên nhân cái chết đang được điều tra nhưng cảnh sát cho biết giả thuyết ban đầu là bà đã qua đời khi không có ai xung quanh.
Hiện vẫn chưa rõ tại sao thi thể của bà vẫn còn khá nguyên vẹn sau 2 năm. Việc xác ướp tự nhiên rất hiếm khi xảy ra, trừ trường hợp thời tiết quá lạnh, quá khô cằn hoặc thiếu oxy.
Bà Elana Bonetti, 47 tuổi – Bộ trưởng Bộ Cơ hội bình đẳng và Gia đình của Ý nhận định: “Điều gì đã xảy ra với bà Marinella Beretta ở Como? Đó là sự cô đơn”.
“Nhớ tới cuộc đời bà là nghĩa vụ của một cộng đồng muốn gắn kết với nhau. Chúng ta cần cởi bỏ những giới hạn về khái niệm riêng tư và quay lại hàn gắn những ràng buộc giữa chúng ta. Chăm sóc lẫn nhau là trải nhiệm của những gia đình, các tổ chức và của mỗi công dân để không ai bị bỏ lại một mình”.
Đăng Dương(Theo Mirror)
"Bà ấy luôn cáu kỉnh", Yu Inoue tự thú đã giết chính mẹ ruột của mình vào khuya 23/12/2021 tại đồn cảnh sát ở Kita, Sapporo, miền Bắc Nhật Bản, theo South China Morning Post.
" alt=""/>Cụ bà chết trong tư thế ngồi ở bàn ăn suốt 2 năm mà không ai biếtĐào, Phở và Pianolà một trong hai tác phẩm điện ảnh được Nhà nước đặt hàng rót kinh phí sản xuất trong năm 2023. Phim được một số người biết đến sau suất chiếu ra mắt tại Hà Nội tháng 9/2023 khá âm thầm, sau đó có tên trong danh sách tranh giải tại Liên hoan phim Việt Nam 2023 ở Đà Lạt.
Dù giành giải Bông Sen Bạc nhưng sau đó Đào, Phở và Pianocũng trôi vào quên lãng như bao bộ phim được làm từ ngân sách khác. Việc tác phẩm này được chiếu ở Trung tâm chiếu phim Quốc gia vào dịp Tết Nguyên đán cũng không được nhiều khán giả biết tới bởiĐào, Phở và Piano được phát hành lặng lẽ, tồn tại qua vài tấm poster ở rạp và thông báo đơn giản trên website.
Phim gây sốt vài ngày mới tung trailer
Cho đến mùng 7 Tết, Đào, Phở và Pianobất ngờ gây sốt nhờ những bài khen và được chia sẻ mạnh trên mạng xã hội. Lượng khán giả tăng đột biến khiến rạp phải tăng suất chiếu còn website của Trung tâm chiếu phim Quốc gia không truy cập được bởi phim chỉ có suất chiếu giới hạn duy nhất tại đây mà nhu cầu người xem lại lớn. Nhiều người nói việc kiếm vé Đào, Phở và Piano chẳng khác gì thời bao cấp, đơn giản vì cung không đáp ứng được cầu.
Cho tới tận ngày 20/2, sau hơn 10 ngày chiếu, trailerĐào, Phở và Pianomới chính thức ra mắt khán giả. Còn trước đó, ngoài việc biết đến tên phim và vài hình ảnh được một số diễn viên chia sẻ, ít ai hình dung được về nội dung và chất lượng bộ phim có chi phí sản xuất 20 tỷ đồng. Trong khi đó, những bộ phim của tư nhân tung trailer và đoạn trích liên tục nhiều tháng trước khi ra rạp để tiếp cận người xem.
Cơn sốt bất ngờ củaĐào, Phở và Pianocho thấy tín hiệu tốt từ dòng phim lịch sử do Nhà nước đặt hàng vốn chịu không ít định kiến lẫn tai tiếng trước đó bởi hầu hết ra mắt phim là.... xếp kho vì không có khán giả. Song cơn sốt này cũng bộc lộ hàng loạt điểm yếu của các phim đang tiêu tốn hàng chục tỷ đồng ngân sách nhưng lại không được cấp kinh phí quảng bá và phát hành, hệ quả là phim làm xong mà công chúng chẳng hề biết đến.
Cũng vì phim được làm từ ngân sách nên chỉ được chiếu ở rạp thuộc Nhà nước như Trung tâm chiếu phim Quốc gia, dẫn đến việc Đào, Phở và Piano có suất chiếu hạn chế và đáp ứng được rất ít nhu cầu của khán giả ở Hà Nội, còn những ai muốn xem phim sống ở địa phương khác đành "chịu chết".
Câu hỏi đặt ra là những tác phẩm được Nhà nước đặt hàng với kinh phí lên đến hàng chục tỷ đồng được sản xuất ra cho ai, khi khán giả - đối tượng chính và đối tượng duy nhất của các tác phẩm điện ảnh muốn xem cũng khó tiếp cận với bộ phim?
Đồng nghĩa với việc mục đích phục vụ khán giả hay cao hơn là giáo dục người xem, chuyển tải những giá trị chân - thiện - mỹ hay niềm tự hào dân tộc, niềm tự hào về lịch sử nước nhà của các tác phẩm đặt hàng này thật khó có thể đạt được.
Phim làm từ ngân sách sao không chiếu trên VTV cho khán giả cả nước xem?
Người đứng đầu Cục Điện ảnh lập luận rằng không phải Bộ Văn hóa không muốn phổ biến phim rộng rãi mà do các phim sử dụng ngân sách như Đào, Phở và Pianobị vướng cơ chế, chỉ được rót kinh phí sản xuất chứ không có tiền phát hành, trong khi các hệ thống rạp lớn hầu hết của tư nhân hay liên doanh với nước ngoài. Muốn phát hành ở các rạp đó thì phim phải phân chia lợi nhuận, nhưng doanh số Đào, Phở và Piano phải nộp Nhà nước.
Ngay sau khi Đào, Phở và Piano gây sốt, Cục Điện ảnh đề xuất Bộ VHTTDL phát hành phim rộng rãi trên toàn quốc. Bộ Văn hóa cũng khuyến khích các đơn vị phát hành nhận phim Đào, Phở và Piano. Đến lúc này đã có hai cụm rạp nhận chiếu phim phi lợi nhuận.
Vậy thêm câu hỏi nữa là: Tại sao Cục Điện ảnh và Bộ VHTTDL không làm việc với các nhà phát hành từ trước để tìm đầu ra cho phim 'Đào, Phở và Piano'? Nếu chưa đặt vấn đề phối hợp trình chiếu thì làm sao biết các rạp sẽ không nhận chiếu?Đã nhìn thấy bất cập của việc phát hành phim sử dụng ngân sách tại sao không tìm cách sửa đổi ngay để cởi trói cho đầu ra của phim Nhà nước?
Có ý kiến cho rằng Đào, Phở và Pianođược làm từ kinh phí của Nhà nước, vậy tại sao không chiếu miễn phí rộng rãi cho người dân? Và nếu một bộ phim đặt hàng đang vướng cơ chế để có thể vào những hệ thống chiếu phim lớn thì sao không tính đến phương án chiếu Đào, Phở và Pianotrên sóng truyền hình quốc gia là VTV cho phim tiếp cận tới hàng triệu khán giả? Người xem có quyền thụ hưởng những tác phẩm điện ảnh chất lượng được làm từ ngân sách một cách đơn giản nhưng cũng hiệu quả nhất.
So với độ phủ sóng của phim Tết khác ra rạp cùng ngày làMai của Trấn Thành trên hệ thống hàng trăm rạp chiếu toàn quốc với hàng ngàn suất chiếu mỗi ngày thì sức nóng của Đào, Phở và Pianochưa là gì. Bởi sau 12 ngày công chiếu, doanh thu của Đào, Phở và Piano chưa đạt 1 tỷ đồng - như vậy là thấp so với kinh phí sản xuất. Trong khi đó, phim Maicủa Trấn Thành có kinh phí 50 tỷ đã cán mốc doanh thu 400 tỷ đồng, gấp 8 lần chi phí sản xuất.
Quỳnh An
Độc giả có thể gửi ý kiến về địa chỉ: [email protected]. Ý kiến của bạn không nhất thiết trùng với quan điểm của VietNamNet. Xin trân trọng cảm ơn!
Gắn liền với mối tình đẹp dang dở
Trong phim, cây đàn được bố trí giữa quán Café Americain ở Casablanca (Maroc). Khi bước vào quán, Ilsa (Ingrid Bergman đóng) nhận ra Sam (Dooley Wilson), người quen ở Paris (Pháp). Cô năn nỉ anh chơi bài As Time Goes By- bản nhạc có ý nghĩa rất lớn đối với cô và người tình cũ - Rick (Humphrey Bogart) cũng là chủ quán.
Hình ảnh cây piano xuất hiện trong phim 'Casablanca'
Vượt qua lệnh cấm chơi bài hát đó của Rick, Sam vừa đánh đàn vừa cất tiếng ca. Rick xuất hiện đầy giận dữ rồi choáng váng khi nhìn thấy Ilsa - người đã rời bỏ anh không giải thích rõ ràng lý do.
Trên thực tế, Dooley Wilson là người hát bài As Time Goes Bynhưng chỉ giả vờ chơi đàn vì anh vốn là một tay trống. Người đánh lên tiếng đàn là nhạc sĩ Elliot Carpenter ngồi gần đó để Wilson có thể nhìn thấy và bắt chước chuyển động tay.
Ngoài ra, cây đàn còn là nơi cất giấu tờ giấy thông hành quan trọng, giúp vợ chồng Ilsa có cơ hội sang Mỹ.
Theo Classical-music, cây đàn có thể được sản xuất vào năm 1927. Trong khi hầu hết piano có 88 phím, cây đàn trong phim chỉ có 58 phím. Đàn có thiết kế cầu kỳ với màu vàng chủ đạo thêm các họa tiết trang trí tông xanh Maroc. Tất nhiên người xem không biết được điều này khi thưởng thức bộ phim đen trắng.
Tiến sĩ Gary Milan, người chủ trước đó, giữ nguyên trạng của chiếc đàn, kể cả miếng kẹo cao su dính ở phím. Tiến sĩ Milan đã cố gắng xác định xem chiếc kẹo cao su có phải của Dooley Wilson hay không. Tuy nhiên, mong muốn bất thành vì không ai có dấu vân tay của Wilson.
Trong phim Casablanca còn một cây piano khác xuất hiện trong cảnh ở Paris. Chiếc đàn này được bán với giá hơn 600.000 USD tại Sotheby's vào tháng 12/2012.
Những cây piano triệu đô khác
Chiếc đàn được Lang Lang biểu diễn tại Olympic Bắc Kinh 2008 có thiết kế trong suốt và được gọi là Crystal Piano (Piano Pha lê). Nhà sản xuất chưa bao giờ xác thực tin đồn đàn làm bằng pha lê và điều đó cũng khó xảy ra. Dù vậy, nhạc cụ đặc biệt này vẫn có giá lên tới 3,22 triệu USD.
Vào cuối những năm 1800, Công ty C. Bechstein tặng chiếc piano Louis XV cho Nữ hoàng Victoria (Anh). Toàn bộ cây đàn được phủ vàng lá với thiết kế chạm khắc cầu kỳ theo phong cách Louis. Các chuyên gia ước tính nếu được bán, đàn có giá khoảng 3 triệu USD.
Chiếc piano Steinway Model Z nổi tiếng khi John Lennon sử dụng để sáng tác bàiImagine. Trên đàn vẫn còn những vết cháy thuốc lá của nghệ sĩ người Anh. Ca sĩ, nhạc sĩ George Michael đã trả 2,3 triệu USD để sở hữu cây đàn này.
George Michael sử dụng chiếc piano trên để viết và thu âm một số bản nhạc của mình. Sau đó, đàn được trưng bày ở nhiều viện bảo tàng và các địa điểm dành cho người yêu nhạc trên khắp thế giới.
Tháng 9 vừa qua, cây đàn của Freddie Mercury được đem ra bán đấu giá và chốt mức 2,1 triệu USD. Chiếc piano được ca sĩ kiêm nhạc sĩ của nhóm Queen dùng để sáng tác một loạt bản hit bao gồm cả Bohemian Rhapsody.
Năm 1999, Mariah Carey bỏ ra 662.500 USD mua cây đàn piano từng thuộc về Marilyn Monroe trong một cuộc đấu giá. “Tôi ước gì đồ đạc của cô ấy không bị đem ra bán. Thật đáng tiếc - tôi ước có ai đó đủ tiền để mua tất cả và đưa vào bảo tàng. Bây giờ tôi sẽ chăm lo cây đàn thật tốt và gửi tới bảo tàng”, Carey bày tỏ. Cô cũng là người hâm mộ cuồng nhiệt Marilyn Monroe, thậm chí còn đặt tên con gái là Monroe.